Từ trước tới nay, không ít những chiêu trò của các nhà phát hành game online nước nhà đã bị cộng đồng game thủ của làng game Việt lên tiếng chỉ trích. Có thể nói, không ít vấn đề, hay nói đúng hơn là những chiêu trò của một bộ phận các NPH đã và đang khiến cho cộng đồng có cái nhìn phiến diện và sai lệch về thị trường game trong nước.
Trong những bài viết trước, GameK đã đem tới cho cộng đồng game thủ Việt những mặt tối với những chiêu trò xấu xí của một số NPH trong nước sử dụng để cạnh tranh lẫn nhau.
Trong số đó cần phải kể tới những "mánh khóe" như nâng giá gây khó khăn cho nhà phát hành. Cụ thể hơn, sau khi “đánh hơi” thấy mục tiêu mà một nhà phát hành đối thủ đang nhắm tới, một số nhà phát hành Việt Nam cũng sẽ bước vào một cuộc đua ảo mà chính họ đã tạo nên.
Họ vẫn sẽ ngồi vào bàn đàm phán với đơn vị nắm giữ bản quyền, phía đối tác. Tuy nhiên mục đích của những nhà phát hành này hoàn toàn không phải để nẫng tay trên tựa game đầy hứa hẹn nọ, mà đơn thuần chỉ là gây khó khăn cho nhà phát hành thực sự mong muốn phát hành sản phẩm này.
Cũng có thể đó là những chiêu trò như dìm hàng đối thủ, tạo tin đồn gây ảnh hưởng xấu đến danh tiếng của tựa game cũng như nhà phát hành, hay là cả tựa game đang được quảng bá. Thế nhưng những mánh khóe trên đây có lẽ vẫn chưa thể nào sánh được với những chiêu trò dưới đây nếu xét về mức độ "đặc dị".
Không ít lần, những game online mới ra mắt tại Việt Nam bị hứng chịu tình trạng giật lag về phía người chơi ngay trong ngày đầu tiên mở cửa. Đôi khi đó là lỗi của server, khiến cho số lượng người chơi đông đảo cùng lúc tham gia game phải chịu cảnh "cà giật". Thế nhưng không ít lần, các NPH đã tố cáo những đối thủ cạnh tranh đã sử dụng hệ thống để DDoS IP của server chạy game, khiến game thủ khó lòng có thể thưởng thức game.
Nếu cách cạnh tranh kể trên vẫn chưa đủ "dị", thì chiêu dưới đây sẽ còn khiến cho game thủ "mắt chữ o, mồm chữ a" hơn:
Việc những NPH mua quảng cáo dạng AdWord của Google hay những quảng cáo dạng tương tự của những đơn vị khác để quảng bá cho game online của mình đã chẳng còn là điều gì quá xa lạ. Tuy nhiên hầu hết những hợp đồng quảng cáo như vậy thường tính phí theo số lượt click của người sử dụng internet.
Chính vì vậy, một độc chiêu khác trong việc cạnh tranh giữa các hãng game Việt chính là... sử dụng công cụ autoclick để... rút cạn tiền của đối thủ. Điều này cũng dẫn tới không ít những tình huống dở khóc dở cười khi click luôn là click ảo (vì đa số lượt click đều không phải từ những người quan tâm), nhưng NPH vẫn cứ mất... tiền tấn, vì điều khoản của việc mua quảng cáo thì đã quá rõ ràng.
> Chiêu trò mới của game Trung Quốc tại Việt Nam">>> Chiêu trò mới của game Trung Quốc tại Việt Nam
0 nhận xét:
Đăng nhận xét